Tìm hiểu hệ thống phanh ô tô và các loại phụ tùng phanh

Hệ thống phanh ô tô là gì?

Hệ thống phanh là tổ hợp các bộ phận trợ giúp ô tô trong việc dừng đỗ xe hoặc giảm tốc độ. Nhìn sơ qua, bộ phanh ô tô có vẻ rất đơn giản, người lái chỉ cần đạp bàn đạp phanh khi cần giảm tốc độ hoặc dừng. Tuy nhiên, bên trong nó có một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều phụ tùng và linh kiện khác nhau, chúng phối hợp cùng nhau để tạo ra quy trình hoạt động mượt mà.

Phụ tùng phanh ô tô thông thường bao gồm phanh đĩa ở phía trước và phanh đĩa hoặc phanh trống ở phía sau. Chúng được kết nối bởi một hệ thống ống và vòi, liên kết phanh ở mỗi bánh xe với xi lanh cái. Các bộ phận khác được kết nối với hệ thống phanh bao gồm phanh đỗ xe (phanh tay) , trợ lực phanh và hệ thống chống bó phanh điện tử ABS.

hệ thống phanh ô tô

hệ thống phanh ô tô

Các loại phanh ô tô và phụ tùng liên quan

  • Phanh thủy lực

Khi bạn đạp vào bàn đạp phanh, bạn thực sự đang đẩy Pít-tông của xi lanh cái, điều này buộc dầu thủy lực (dầu phanh) thông qua một loạt các ống và vòi tác động đến bộ phận hãm ở mỗi bánh xe. Vì chất lỏng thủy lực (hoặc bất kỳ chất lỏng nào được sử dụng) không thể nén và tạo áp lực dầu thông qua đường ống giống như đẩy thanh thép. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, chất lỏng có thể được đẩy qua nhiều vòng xoắn và mở đường đến đích, cùng với chuyển động và với đúng áp lực mà nó bắt đầu. Quan trọng là chất lỏng phải tinh khiết và không có bọt khí trong đó. Khí cũng có thể nén, nhưng nó gây ra độ xốp cho bàn đạp và làm giảm nghiêm trọng hiệu quả phanh.

  • Phanh đĩa

Ở phanh đĩa, chất lỏng từ xi lanh cái được ép vào một ngàm phanh nơi nó nén vào pít-tông một lần nữa. Pít-tông lần lượt ép hai má phanh vào đĩa (rotor) được gắn vào bánh xe, buộc nó phải giảm tốc độ hoặc dừng lại.

  • Hệ thống phanh trống

Với phanh trống, chất lỏng được ép vào trụ bánh xe, đẩy hàm thắng ra ngoài để các lớp ma sát tạo áp lực vào trống được gắn trên bánh xe và khiến bánh xe dừng lại.

  • Xi lanh cái

Xy lanh các được đặt trong khoang động cơ trên vách ngăn, ngay trước ghế lái. Bộ xi lanh các điển hình bao gồm là hai xi lanh cái hoàn toàn riêng biệt, mỗi cái xử lý hai bánh xe. Bằng cách này, nếu một xi lanh bị hỏng, bạn vẫn có thể dừng xe. Đèn cảnh báo phanh trên mặt táp lô ô tô sẽ sáng nếu một trong hai không hoạt động. Xi lanh cái có độ bền rất cao và hiếm khi gặp trục trặc. Tuy nhiên, vấn đề phổ biến nhất mà chúng thường gặp phải đó là rò rỉ dầu. Điều này sẽ khiến bàn đạp phanh dần lún xuống sàn khi chân bạn tạo áp lực ổn định. Buông bàn đạp và ngay lập tức giẫm lên nó một lần nữa đưa bàn đạp trở lại độ cao bình thường.

  • Dầu phanh

Dầu phanh là một loại dầu đặc biệt có đặc tính đặc trưng riêng. Nó được pha chế để chịu được nhiệt độ lạnh mà không bị cô đặc, cũng như khi nhiệt độ rất cao mà không bị sôi. (Nếu dầu phanh bị sôi, nó sẽ khiến bàn đạp phanh bị trôi và xe sẽ rất khó dừng lại.) Dầu phanh phải đáp ứng các tiêu chuẩn đảm bảo. Tiêu chuẩn hiện tại là DOT-3, có điểm sôi là 460 F. Nhưng hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng trên xe của bạn để xem những khuyến nghị của nhà sản xuất. Bình chứa dầu phanh nằm trên đỉnh của xi lanh cái. Hầu hết các xe ô tô ngày nay đều chế tạo bình chứa dầu trong suốt để bạn có thể nhìn thấy cấp độ dầu mà không cần phải mở nắp. Mức dầu phanh sẽ giảm nhẹ khi má phanh mòn. Đây là một hiện tượng bình thường và không có lý do để lo lắng. Nếu mức dầu giảm đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn, hoặc giảm xuống khoảng hai phần ba, hãy kiểm tra hệ thống phanh ô tô của bạn càng sớm càng tốt.

  • Dây ống phanh

Dầu phanh đi từ xi lanh chủ đến các bánh xe thông qua một loạt các ống thép và ống cao su gia cố. Ống cao su chỉ được sử dụng ở những nơi đòi hỏi sự linh hoạt, chẳng hạn như ở bánh trước, nơi cần di chuyển lên xuống cũng như đánh lái. Phần còn lại của hệ thống sử dụng ống thép không ăn mòn liền mạch với các phụ kiện, đặc biệt tại tất cả các điểm liên kết. Nếu bắt buộc phải thay thế một ống thép, quy trình tốt nhất là thay thế tổ hợp hoàn chỉnh. Nếu việc này không khả thi, một ống có thể được sửa chữa bằng cách sử dụng các linh kiện mối nối được chế tạo đặc biệt để sửa chữa hệ thống phanh. Bạn không bao giờ được sử dụng linh kiện "nén" bằng đồng hoặc ống đồng để sửa chữa hệ thống phanh ô tô. Chúng nguy hiểm và không hợp lệ.

Phụ tùng phanh ô tô

Phụ tùng phanh ô tô

Phụ tùng phanh thủy lực ô tô

  • Van định lượng hoặc van cân bằng

Các van này được gắn giữa xi lanh cái và bánh sau. Chúng được thiết kế để điều chỉnh áp suất giữa phanh trước và phanh sau, tùy thuộc vào mức độ dừng xe. Quãng dừng càng ngắn, trọng lượng của xe càng được chuyển sang bánh trước, khiến cho phía sau bị nâng lên và phía trước hạ xuống. Các van này được thiết kế để hướng nhiều áp lực ra phía trước và ít áp lực hơn về phía sau thì bạn càng khó dừng lại. Điều này giảm thiểu khả năng bị bó sớm ở bánh sau.

  • Van chênh lệch áp suất

Van này thường được gắn ngay bên dưới xi lanh chính và chịu trách nhiệm bật đèn cảnh báo phanh khi phát hiện sự cố. Nó đo áp suất giữa hai xi lanh cái và so sánh chúng. Vì nó được gắn trước van định lượng hoặc van cân bằng, hai áp lực mà nó phát hiện phải bằng nhau. Nếu phát hiện sự khác biệt, điều đó có nghĩa là có thể có rò rỉ dầu phanh ở đâu đó trong hệ thống.

  • Van hỗn hợp

Van hỗn hợp đơn giản là một van định lượng và van chênh lệch áp suất được kết hợp thành một đơn vị.

  • Phân phối lực phanh điện tử

Những dòng xe đời mới áp dụng công nghệ chống bó phanh và hệ thống máy tính để thay thế các hệ thống van định lượng. Chúng được gọi là hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD). Hệ thống này phân phối lượng áp suất chính xác ở mỗi bánh xe để đảm bảo cân bằng cho hệ thống phanh ô tô.

Phụ tùng phanh đĩa ô tô

Phanh đĩa là hệ thống phanh ô tô được đánh giá là tốt nhất trong giai đoạn hiện nay. Phanh đĩa được sử dụng phổ biến trên hầu hết ô tô và thậm chí là máy bay. Phanh đĩa lâu mòn hơn, ít bị ảnh hưởng bởi nước, chúng tự điều chỉnh, tự làm sạch, ít bị hư hỏng do phanh đột ngột hoặc kéo căng và dừng xe tốt hơn bất kỳ hệ thống phanh nào khác. Các thành phần phụ tùng chính của một bộ phanh đĩa ô tô là các đệm hãm (má phanh), đĩa phanh, ngàm phanh và hỗ trợ ngàm phanh.

  • Má phanh đĩa ô tô

Có hai má phanh trên mỗi ngàm phanh đĩa. Chúng được cấu tạo từ một đế kim loại với lớp đệm có đinh tán hoặc được gắn lên. Các má được gắn trong ngàm phanh, một ở mỗi bên của đĩa phanh. Lớp đệm phanh được sử dụng chủ yếu từ amiăng vì đặc tính hấp thụ nhiệt và không gây ồn. Tuy nhiên, do các rủi ro về sức khỏe, amiăng không được khuyến khích. Má phanh bị hao mòn khi sử dụng và phải được thay thế định kỳ.

  • Đĩa phanh ô tô (rotor)

Đĩa phanh được làm bằng thép với bề mặt gia công tinh, nơi má phanh tiếp xúc. Giống như má phanh bị mòn theo thời gian, đĩa phanh cũng trải qua một số hao mòn, thường ở vị trí các gờ và rãnh, nơi má phanh cọ sát. Kiểu hao mòn này hoàn toàn khớp với kiểu mòn của má phanh khi chúng được ép vào đĩa phanh. Khi các má phanh được thay thế, đia phanh phải được gia công lại bề mặt để cho phép các má mới có bề mặt tiếp xúc đồng đều.

  • Ngàm phanh & bộ phận hỗ trợ

Có hai loại ngàm phanh chính: ngàm phanh nổi và ngàm cố định. Có một số loại ngàm phanh khác nhưng đây là những kiểu phổ biến nhất. Ngàm phanh phải được sửa chữa hoặc thay thế nếu chúng có dấu hiệu rò rỉ dầu phanh.

Ngàm phanh nổi Pít-tông đơn là phổ biến nhất và chúng có giá thành rẻ hơn. Một ngàm nổi, nổi hoặc di chuyển trong một rãnh với sự hỗ trợ để nó có thể tự xoay quanh đĩa. Khi bạn đạp phanh, chất lỏng thủy lực đẩy theo hai hướng. Nó ép piston vào má phanh bên trong, từ đó đẩy vào đĩa phanh. Nó cũng đẩy ngàm theo hướng ngược lại với má bên ngoài, ấn nó vào phía bên kia của đĩa.

Ngàm phanh cố định bốn Pít-tông được gắn cứng nhắc với phần phụ trợ và không được phép di chuyển. Thay vào đó, có hai pít-tông ở mỗi bên ấn các má phanh vào đĩa. Ngàm phanh bốn piston có cảm giác tốt hơn và hiệu quả hơn, nhưng có giá thành đắt hơn và chi phí nhiều hơn. Loại ngàm này thường được tìm thấy trên những chiếc xe sang trọng và hiệu suất cao hơn và đắt tiền hơn.

Phụ tùng phanh trống ô tô

Nếu bộ phanh đĩa ô tô đã có hiệu quả quá tuyệt vời, tại sao vẫn tồn tại những chiếc xe sử dụng phanh tang trống? Lý do chính là vẫn đề chi phí và giá thành. Trong nhiều năm, một số dòng xe sản xuất đều có phanh đĩa ở phía trước, phanh tang trống rẻ hơn được áp dụng cho bánh sau. Lý do chính là hệ thống phanh đỗ xe. Trên phanh tang trống, tích hợp thêm phanh đỗ xe là sự bổ sung đơn giản, chỉ cần đòn bẩy phanh tay.

Phụ tùng phanh tang trống bao gồm một thiết bị hãm, hàm thắng (má phanh), trống phanh, ống thắng, lò xo hoàn lực và một hệ thống tự động hoặc tự điều chỉnh.

  • Má phanh

Giống như các má phanh đĩa, nó bao gồm một đế bằng thép với vật liệu ma sát hoặc lớp lót có đinh tán hoặc liên kết cùng. Lớp lót cuối cùng sẽ bị mòn và phải được thay thế. Nếu lớp lót hao mòn đến lớp kim loại trần, chúng sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho trống phanh.

  • Thiết bị hãm

Thiết bị hãm là bộ phận giữ mọi thứ lại với nhau. Nó gắn vào trục và tạo thành một bề mặt vững chắc cho xi lanh, má phanh và các bộ phận kết hợp.

  • Tang trống

Trống phanh được làm bằng thép và có bề mặt làm việc ở bên trong nơi má phanh tiếp xúc. Cũng giống như với bộ phận đĩa phanh, trống phanh sẽ có dấu hiệu bị mòn khi lớp lót phanh ma sát với bề mặt làm việc của trống. Khi đế mới được lắp đặt, bề mặt trống phanh cũng phải được gia công lại.

  • Xi lanh

Bộ xi lanh bao gồm một xi lanh có hai piston, mỗi cái một bên. Mỗi pít-tông có một đệm cao su và một trục kết nối pít-tông với má phanh. Khi áp suất phanh xuất hiện, các pít-tông bị đẩy ra ngoài ép má tiếp xúc với trống. Xi lanh phải được sửa chữa lại hoặc thay thế nếu chúng có dấu hiệu rò rỉ dầu.

  • Lò xo hoàn lực

Lò xo hoàn lực kéo má phanh trở về vị trí nghỉ sau khi áp suất được giải phóng khỏi xi lanh. Nếu lò xo yếu và không nhả má phanh trong suốt quãng đường, nó sẽ gây ra tình trạng mòn vẹt vì lớp lót sẽ vẫn tiếp xúc với trống phanh.

  • Hệ thống tự điều chỉnh

Các bộ phận của hệ thống tự điều chỉnh phải thanh thoát và di chuyển tự do để đảm bảo rằng hệ thống phanh duy trì sự điều chỉnh của chúng trong quá trình hoạt động của lớp đệm. Nếu bộ điều chỉnh tự không hoạt động, bạn sẽ nhận thấy rằng, sẽ phải đạp sâu hơn trên bàn đạp phanh cho đến khi bạn cảm thấy phanh bắt đầu có tác dụng. Đối với phanh đĩa, chúng tự điều chỉnh theo tự nhiên và không yêu cầu bất kỳ cơ chế nào khác.

Phanh đỗ xe (phanh tay)

Hệ thống phanh đỗ xe (phanh tay, phanh khẩn cấp) điều khiển phanh sau thông qua một loạt các dây cáp thép được kết nối với cần gạt tay hoặc bàn đạp chân. Ý tưởng của hệ thống này hoàn toàn bằng cơ khí, nó hoàn toàn bỏ qua hệ thống thủy lực để chiếc xe có thể được dừng lại, ngay cả khi có sự cố phanh.

Trợ lực phanh ô tô

Bộ trợ lực phanh ô tô được gắn trên vách ngăn ngay phía sau xi lanh cái và cùng với xi lanh cái kết nối trực tiếp với bàn đạp phanh. Mục đích của nó là khuếch đại lực chân đạp xuống bàn đạp phanh, sao cho áp lực chân cần thiết tối thiểu nhất để dừng xe, ngay cả đối với một chiếc xe lớn.

Hệ thống chống bó phanh điện tử (ABS)

Khi bạn đạp phanh trong trạng thái hoảng loạn, bánh xe bị sẽ bị bó lại, tạo ra tiếng rít lớn và để lại vệt bánh xe trên mặt đường, bạn không dừng xe được ở quãng ngắn hơn khả năng nó có thể. Ngoài ra, trong khi các bánh xe bị bó, bạn sẽ mất hết kiểm soát lái, không có cơ hội lèo lái vượt chướng ngại vật.

Hệ thống chống bó phanh giải quyết vấn bằng cách bơm nhanh phanh mỗi khi hệ thống phát hiện bánh xe bị bó. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có bánh xe bị bó sẽ được bơm, trong khi áp lực phanh vẫn hoàn toàn có sẵn cho các bánh xe khác. Hiệu ứng này cho phép bạn dừng xe lại trong khoảng thời gian ngắn nhất, trong khi vẫn duy trì kiểm soát tay lái. Hệ thống chống bó phanh ô tô sử dụng máy tính để theo dõi tốc độ của từng bánh xe. Khi phát hiện thấy một hoặc nhiều bánh xe đã dừng hoặc quay chậm hơn nhiều so với các bánh xe còn lại, máy tính sẽ gửi tín hiệu để loại bỏ ngay lập tức và áp dụng lại hoặc đập áp lực tới các bánh xe bị ảnh hưởng để cho phép chúng tiếp tục quay.

Hệ thống chống bó phanh điện tử bao gồm một bộ điều khiển điện tử, bộ truyền động thủy lực và cảm biến tốc độ ở mỗi bánh xe. Nếu hệ thống gặp sự cố hoặc bị hỏng, nó sẽ hiển thị đèn cảnh báo lỗi ABS trên táp lô. Nếu gặp lỗi, hệ thống chống bó sẽ không hoạt động, nhưng hệ thống phanh ô tô sẽ vẫn hoạt động bình thường.

bảo dưỡng và thay thế phụ tùng phanh ô tô

bảo dưỡng và thay thế phụ tùng phanh ô tô

Những dấu hiệu để nhận biết hệ thống phanh ô tô bị lỗi hoặc hỏng hóc

Một hệ thống phanh không hoạt động tốt có thể gây hậu quả nghiêm trọng khi lái xe. Bạn nên lưu ý một số dấu hiệu và triệu chứng của các sự cố hệ thống phanh ô tô. Một số dấu hiệu khá rõ ràng, trong khi những lỗi khác khó phát hiện hơn. Tuy nhiên, với những người lái xe cẩn thận, họ có thể chẩn đoán hầu hết các vấn đề về phanh. Nếu xe của bạn gặp bất kỳ biểu hiện sau đây, nên thay thế các phụ tùng phanh ô tô phù hợp ngay lập tức.

  • Lực hãm phanh nhẹ - Đạp bàn đạp phanh xuống sàn với lực rất yêu
  • Xuất hiện tiếng cào hoặc tiếng rít
  • Lung lay / giảm tốc không đều
  • Xuất hiện dầu phanh rỉ dưới đáy
  • Tiếng ma sát khi phanh
  • Xuất hiện đèn cảnh trên táp lô, đèn báo Hệ thống phanh hoặc hệ thống ABS
  • Mức dầu phanh thấp
  • Xuất hiện cặn trong dầu phanh
  • Mùi khét hoặc có khói khi phanh

Các biểu hiện trên chỉ là một trong số các dấu hiệu để cảnh báo một số phụ tùng phanh ô tô của bạn đã bị lỗi. Khi bạn đã xác định được nguyên nhân chính, bạn nên thay thế các linh kiện phanh bị lỗi cùng một lúc. Cho dù đó là má phanh, đĩa, xi lanh hoặc bộ phận phanh khác, chúng tôi có phụ tùng phanh ô tô chính hãng tốt nhất để bạn tin tưởng. Mua phụ tùng ô tô tại shop xe hơi, bạn sẽ có vô số sự lựa chọn, hỗ trợ và giá siêu thấp.

Showing all 1 result

Mở Sidebar
Hiển thị 16 24 32
shop xe hoi banner share min 300x366
Đóng

Danh mục tổng hợp các loại phụ kiện đồ chơi ô tô và phụ tùng xe hơi

Sản phẩm

Audio – Video, Bánh Xe, Công nghệ – Hitech, Đèn, Gương, Ngoại thất, Nội thất, Phụ tùng, Thân vỏ, Tiện ích

Chất liệu

Da

Màu sắc

Đen, Đỏ